Các vết thương bị nhiễm trùng do tai nạn gây ra trong sinh hoạt hằng ngày không phải là điều hiếm gặp. Các vết thương hở là những vết rách trên da, tổn thương đến phần mềm và gây chảy máu. Vết thương hở là một môi trường vô cùng “hấp dẫn” cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Bài viết hôm nay Thẩm mỹ quốc tế Diva sẽ thông tin đến bạn các vấn đề liên quan đến vết thương bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng vết thương là gì?
Nhiễm trùng là khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần vết thương. Một số loại nhiểm trùng rất nguy hiểm, điển hình như nhiễm trùng uốn ván có thể gây tử vong cho người bị nhiễm
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng được chia thành 2 loại: Nhiễm trùng tại chỗ và nhiễm trùng toàn thân. Các biến chứng tại chỗ sẽ làm vết thương bị nhiễm trùng lâu lành hoặc có thể không lành được. Còn biến chứng toàn thân sẽ gây viêm mô tế bào, viêm tủy xương, hoặc nhiễm khuẩn huyết
Có 2 loại nhiễm trùng vết thương: nhiễm trùng nông (nhiễm trùng ở trên lớp cân), nhiễm trùng sâu (nhiễm trùng dưới lớp cân).
Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương?
Đa số các vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn tấn cong vào da. Các vi khuẩn này có nguồn góc ở trên da của các bộ phận trên cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biết nhất là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.
Những người dễ bị nhiễm trùng vết thương?
+ Hệ tuần hoàn lưu thông máu kém
+ Những người mắc bệnh tiểu đường
+ Những người bị bệnh béo phì
+ Hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu
+ Những người vận động ít, hoặt không vận động được.
+ Những người bị suy dinh dưỡng, thiết chất
+ Cách vệ sinh vết thương chưa đúng
Hậu quả của nhiễm trùng vết thương
Viêm mô tế bào: Đây là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào sâu dưới da của vết thương hở, sẽ gây tình trạng sưng, đỏ, đau ở vùng da bị nhiễm trùng. Các triệu chứng nặng hơn như: sốt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Viêm cân mạc hoại tử: Là loại nhiễm trùng rất nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Chủng vi khuẩn này phá hủy các tổ chức cơ và làm các tế bào bị hoại tử nhanh chóng.
Nhiễm trùng huyết: Là phản ứng miễn dịch cực đoan của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Nhiễm trùng máu có thể gây suy đa tạng, có tỉ tệ tử vong cao nhất. Mỗi năm tại Mỹ có hơn 270.000 người tử vong do nhiễm trùng huyết.
Viêm tủy xương: Là bệnh nhiễm trùng xương do vi khuẩn xâm nhập, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình lưu thong máu trong tủy, có thể dẫn đến “chết xương”. Viêm tủy xương có thể gây nhiễm trùng khớp gần đó, gây ức chế tăng trưởng ở trẻ và là tiền đề dẫn đến ung thư da.
Cách xử lý để tránh nhiễm trùng vết thương hở?
Loại vết thương hở nhưng nông, không gây tổn thương phần mềm quan trọng, chúng ta có thể rửa sạch bằng các dung dịch sát khuẩn rồi băng kín lại bằng gạc sạch. Cầm máu kịp thời là bước mấu chốt để hạn chế sự nhiễm trùng vết thương. Nếu các vết thương có dị vật, nên lấy ra một cách nhẹ nhàng để tránh tổn thương mạch máu và thần kinh.
Những vết thương có diện tích lớn, sâu, gây tổn thương nặng cho các mô phần mềm hoặc bị dập nát với nhiều dị vật bên trong. Đối với loại vết thương này, cách tốt nhất chính là đến cơ sở y tế để các bác sĩ có thể kiểm tra, sát trùng và khâu lại. Đến bệnh viện sớm sẽ hạn chế tối đa được nguy cơ nhiễm trùng.
Với các vết thương hở nhưng dài và sâu, có thể kèm theo dập nát, cần tiến hành làm sạch, sát trùng vết thương hở, khâu phục hồi vết thương.
Vết thương sau khi được khâu sẽ được kết hợp điều trị cùng các liều kháng sinh trong vòng 10 ngày để tránh nhiễm trùng. Phần lớn các vết thương hở sẽ được cắt chỉ khâu vào ngày thứ 14 tùy thuộc vào vị trí vết thương. Đặc biệt, vùng mặt có khả năng làm lành nhanh hơn và chỉ cần cắt chỉ sau 10 ngày.
Bạn không nên coi thường tác hại của việc nhiễm trùng vết thương hở, vì đôi khi chỉ là một vết thương nhỏ nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng. Bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu gì.

Cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Các dấu hiệu của sự nhiễm trùng vết thương hở gồm:
- Sự xuất hiện của các chất dịch vàng, dịch xanh lá, đôi khi kèm theo mùi hôi. Nếu vết thương có mủ màu xanh lá cùng mùi hôi khó chịu thì đây chính là dấu hiệu rõ rệt nhất của nhiễm trùng vết thương hở.
- Vết thương bị nhiễm trùng ngày càng đau nhức, bị đỏ và sưng tấy
- Vết thương bị sưng to, có dấu hiệu lan rộng hơn vết thương ban đầu. Giới hạn lan rộng của vết thương tối đa khoảng 3mm là bình thường, nếu lan rộng hơn thì là bất thường.
- Có các vệt đỏ xung quanh vết thương
- Triệu chứng sốt
- Cảm giác đau, nhức nhối khó chịu không hề giảm đi
- Sức khỏe của người bị nhiễm trùng vết thương suy giảm rõ rệt

Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng
Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng phụ thuộc vào độ nghiêm trọng và vị trí của vết thương. Đôi khi việc điều trị cũng sẽ bị chi phối bởi các vấn đề về sức khỏe, bệnh lý nền như: Máu khó đông, tiểu đường, huyết áp,… và khoảng thời gian vết thương bị nhiễm trùng. Sau đây là hướng dẫn cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng bạn nên biết?
Hướng dẫn vệ sinh vết thương bị nhiễm trùng
Bước 1: Rửa sạch tay
Dùng xà phòng sát khuẩn sạch cho tay và rửa lại bằng nước ấm. Tránh chạm vào vết thương khi tay đang bẩn hoặc hạn chế chạm vào. Nếu trong trường hợp không có nước sạch, bạn nên sử dụng khăn ướt hoặc găng tay để hạn chế nhiễm trùng
Bước 2: Rửa và sát trùng vết thương.
Những mẩu da bị bong ra không nên để đứt, nếu còn dính. Đầu tiên là rửa sạch vết thương bằng nước, sau đó sát trùng lại bằng các dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine,… nếu có.
Cẩn thận đừng để đứt lìa những mẩu da đã bị bong ra (nếu mẩu da vẫn còn dính). Nhẹ nhàng thấm khô vết thương sau khi rửa.
Bước 3: Băng vết thương
Nếu có một số mẩu da còn dính, bạn hãy đặt những mẩu da đó về vị trí cũ để che vết thương lại rồi mới băng. Bạn có thể sử dụng băng gạc không dính, băng thun để cố định gạc. Nên thay băng gạc mỗi 3 ngày/ lần, nhất là khi băng gạc bị bẩn và ướt.

Vết thương nhiễm trùng nên ăn gì?
Thực phẩm có lợi cho máu
Các thực phẩm giàu chất sắt giúp bổ sung máu, hỗ trợ quá trình lành vết thương hở. Các thực phẩm này gồm có: Các loại huyết động vật ( nấu chín), thịt, trứng, sữa,….
Thực phẩm có thành phần protein
Vết thương bị nhiễm trùng nên ăn gì? Phải kể đến những thực phẩm giàu protein như: Cá, trứng, sữa, các loại đậu,.. Những thực phẩm này giúp cơ thể chuyển hóa và tạo ra những tế bào mới. Protein có lợi cho quá trình làm lành vết thương và giúp mờ sẹo cực kỳ hiệu quả.
Thực phẩm có nhiều Vitamin B và Vitamin C
Vitamin B và C đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương hở và mờ sẹo nhanh nhất. Các thực phẩm nhóm vitamin B và Vitamin C tạo được các loại men tổng hợp protein.

Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?
Khi vết thương bị nhiễm trùng, thì thuốc kháng sinh sẽ rất có ích trong trường hợp này. Nhưng sử dụng loại thuốc nào, cách sử dụng và liều lượng ra sao nên tham khảo chỉ định của các bác sĩ và dược sĩ.

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?
Chế độ chăm sóc vết thương hở nhiễm trùng cần được lưu ý kỹ. Ngoài cung cấp dinh dưỡng bằng các nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất, bạn nên kiêng một số thực ăn tối kỵ trong quá trình vết thương hồi phục. Vậy vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?
- Đồ nếp: Đồ nếp có tính nóng, sẽ làm vết thương mưng mủ và sưng nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài.
- Thịt gà: Thịt gà tuy bổ dưỡng, nhưng nó lại không tốt trong trường hợp có vết thương hở. Thịt gà cũng giống nếp, có tính nóng và làm vết thương sưng tấy, mưng mủ.
- Rau muống: Rau muống kích thích mọc da non, nếu vô ý ăn phải rau muống trong lúc đang điều trị vết thương bị nhiễm trùng sẽ gây ra sẹo lồi rất ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ
- Các loại hải sản: Đây là món ăn rất dễ gây kích ứng, mẩn đỏ gây ngứa khó chịu cho vết thương nhiễm trùng
- Thịt bò: Thịt bò chứa quá nhiều đám, khiến vùng da vết thương đậm hơn bình thường. Nên kiêng những món làm từ thịt bò trong khi vết thương đang bị nhiễm trùng.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về vết thương bị nhiễm trùng và các cách xử lý tốt nhất. Nếu xảy ra tình trạng sẹo lồi sau khi vết thương nhiễm trùng lành hẳn, đừng ngần ngại gọi ngay vào tổng đài 0983552934 để được Thẩm mỹ quốc tế Diva tư vấn cụ thể về dịch vụ trị sẹo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
+ Làm sao để da non hết đỏ và giảm nguy cơ để lại sẹo?
+ [Mẹo] 4 Cách làm mờ sẹo sau phẫu thuật
+ Laser Fractional CO2 – Công nghệ cao trong điều trị sẹo
Có nên băng kín vết thương không?
Một quan niệm sai lầm khi điều trị vết thương bị nhiễm trùng, chính là để vết thương “thoáng”, không băng bó kỹ sau khi vệ sinh sạch. Điều này sẽ làm cho vết thương càng dễ bị nhiễm trùng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại bên ngoài như vi khuẩn, khói, bụi,… Không băng bó vết thương thực sự chẳng giúp ích được gì. Để quá trình làm lành của vết thương được diễn ra nhanh và hạn chế tối đa sự nhiễm trùng, bạn nên cấp ẩm cho vết thương bằng các loại thuốc mỡ mua tại cửa hàng thuốc uy tín.
Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
+ Vết thương bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện chất dịch màu vàng và xanh lá, kèm theo đó là sưng tấy
+ Miệng vết thương xuất hiện tình trạng đỏ bất thường, nếu hiện tượng này xảy ra sau khi khâu vết thương thì là bình thường. Nên lưu ý khi vết đỏ lan rộng.
+ Khi nhiễm trùng lan vào máu, nạn nhân sẽ có triệu chứng sốt cao.
Có nên nặn mủ vết thương
Khi vết thương bị nhiễm trùng có dấu hiệu xuất hiện của mủ, bạn không nên can thiệp tại nhà bằng cách nặn mủ vết thương, điều này càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào vết thương hở. Điều nên làm lúc này chính là đến cơ sở y tế sớm nhất để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ và đưa ra được hướng điều trị thích hợp.