[Giải đáp] Phải làm sao khi vết khâu tầng sinh môn bị lồi?

[Giải đáp] Phải làm sao khi vết khâu tầng sinh môn bị lồi?

5/5 - (1 bình chọn)

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến cho đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng, tạo tâm lý ngại gần chồng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh con

Tầng sinh môn tự nhiên ở phụ nữ có chiều dài từ 3-5cm, đây là phần nằm giữa âm đạo và hậu môn. Khi đến giai đoạn sinh con, việc rạch tầng sinh môn giúp thai phụ mở rộng cửa mình để sinh dễ hơn. Đa số phụ nữ sinh thường đều phải trải qua thủ thuật rạch tầng sinh môn, đặc biệt là những ca có dấu hiệu sinh khó do thai lớn hoặc xương chậu hẹp bẩm sinh. Ngoài ra rạch tầng sinh môn còn giúp các dụng cụ phẫu thuật như giác hút và kẹp force hoạt động dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật cơ bản được bác sĩ chỉ định khi sản phụ xuất hiện dấu hiệu rách cơ vòng, thai bị suy, sinh non, ngôi thai ngược hoặc thai nhi có đầu quá lớn. Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, tầng sinh môn sẽ được khâu lại tuy nhiên trình vết khâu tầng sinh môn bị lồi, bị rách chảy máu lại rất khá phổ biến.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi
Rạch tầng sinh môn còn giúp các dụng cụ phẫu thuật như giác hút hoạt động dễ dàng hơn

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

Rách vết khâu tầng sinh môn làm cho vết vết rách bị nhiễm trùng, sưng tấy, hình thành mũ…Nếu bạn xuất hiện những hiện tượng sau đây cần phải đi khám ngay lập tức:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường, sưng mủ và có mùi khó chịu
  • Đau bụng dưới
  • Sốt và ớn lạnh
  • Không thể khống chế khi mắc vệ sinh
  • Đi tiểu tiện có cảm giác đau và nóng rát ở vùng dưới
  • Không thể kiểm soát trung tiện
  • Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị lồi

Thông thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành tự nhiên rất nhanh chóng mà không gây biến chứng hay ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ. Tuy nhiên trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị lồi không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy nguyên nhân là do đâu?

  • Dị ứng với loại chỉ khâu tầng sinh môn
  • Ăn phải các thực phẩm khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi
  • Không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu làm vết thương lâu lành
  • Vệ sinh khu vực này không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử.
  • Vận động quá mạnh hoặc đi lại nhiều khi vừa sinh, ngồi không đúng tư thế cũng khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi, rách.
vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-2
Thông thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành tự nhiên rất nhanh chóng

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị lồi và ngứa

Vệ sinh sạch vết khâu 

Khi các mẹ bị rạch tầng sinh môn trong khi sinh cần phải chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng. Luôn đảm bảo khu vực này khô và thông thoáng bởi nếu ẩm sẽ gây ngứa ngáy khó chịu và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Rửa vùng kín bằng nước ấm mỗi khi đi vệ sinh xong, nên dội nước từ âm đạo xuống hậu môn tránh dội theo chiều ngược lại vì sẽ gây nhiễm vi khuẩn ở hậu môn lên âm đạo. Lau khô lại bằng khăn lông mềm sạch

Trong vòng 3 tuần kể từ khi khâu tầng sinh môn sẽ có hiện tượng bị rỉ dịch, chị em phụ nữ cần mặc băng vệ sinh chuyên dụng của phụ nữ sau sinh và thay 3 tiếng/ lần.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-3
Khi các mẹ bị rạch tầng sinh môn trong khi sinh cần phải chú ý đến cách chăm sóc

Lưu ý chế độ ăn uống

Phụ nữ sau khi sinh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa táo bón. Hãy ăn thật nhiều rau xanh, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-4
Phụ nữ sau khi sinh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa táo bón

Không được chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn

Đây là thói quen của nhiều mẹ khi muốn kiểm tra xem vết khâu có gì bất thường hay không nhưng bạn có biết tay chứa đầy vi khuẩn sẽ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và lâu lành rất nguy hiểm. Sau khi sinh, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết khâu tầng sinh môn và đừng chạm vào.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-5
Không được chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn

Hoạt động nhẹ nhàng

Sản phụ vừa sinh phải hạn chế các vận động mạnh trong vòng 2 tuần đầu để vết khâu tần sinh môn không bị rách. Đặc biệt lưu ý không được ngồi xổm, leo cầu thang hay tập thể dụng cho đến khi vết khâu lành hẳn.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-6
Sản phụ vừa sinh phải hạn chế các vận động mạnh trong vòng 2 tuần đầu

Chườm đá giảm sưng đau

Tần sinh môn cũng như bao vết thương khác nếu bị sưng đau bạn có vẫn có thểm chườm đá được. Cách này có tác dụng làm giảm sưng đau tại vết thương. Cách này thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng một miếng bông sạch ướt lạnh trong đá sạch rồi đặt vào băng vệ sinh để chườm trong 20 phút.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-7
Tần sinh môn cũng như bao vết thương khác nếu bị sưng đau bạn có vẫn có thểm chườm đá

Tránh quan hệ vợ chồng

Quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa lành hẳn không những gây đau đớn mà còn khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi làm mất thẩm mỹ về sau.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-8
Quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa lành hẳn sẽ khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi

Dùng các loại thuốc xịt tê

Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy vết thương ở tầng sinh môn quá đau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc xịt tê hoặc gel chuyên dụng cho tầng sinh môn.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-loi-9
Tham khảo thêm sản phẩm xịt tê dành cho tầng sinh môn nên cảm thấy quá đau

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi cũng tương tự như các vùng bị sẹo lồi trên da, chúng không gây ra nguy hiểm gì cho cơ thể ngoài việc làm mất thẩm mỹ, khiến phụ nữ ngại gần chồng. Nếu vết khâu tầng sinh môn bị lồi nghiêm trọng, hãy tham khảo các dịch vụ thẩm mỹ trị sẹo tại cơ sở thẩm mỹ uy tín.

Bài viết liên quan

Bình luận

ĐĂNG KÍ NHẬN TIN