Cách làm tan máu bầm là phương pháp giúp loại bỏ nhanh các vết thâm tím trên cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các vết máu bầm này thường xuất hiện phổ biến ở những vùng chấn thương và gây mất thẩm mỹ nếu để lộ ra ngoài. Bài viết hôm nay thẩm mỹ quốc tế DIVA sẽ mang đến cho bạn các cách làm tan máu bầm nhanh nhất!
Vết bầm tím là gì?
Trong nhịp sống hối hả và tất bật của xã hội ngày nay, việc va chạm vào mọi thứ hàng ngày là điều không thể tránh khỏi. Bạn đã bao giờ đập đầu gối của mình vào cửa chỉ vì đi quá nhanh hay bị vấp ngã trong một lần đi vệ sinh vào ban đêm chưa? Chúng ta thường xuyên bị va chạm, ngã và va quẹt với mọi thứ dẫn đến những vết bầm tím cực kỳ khó coi
Bầm tím là một loại phản ứng bình thường của cơ thể khi chấn thương xảy ra. Ngay cả một tác động nhỏ nhất cũng để lại vết bầm tím rất kinh khủng.

Bạn chắc chắn sẽ bị bầm tím một vài lần hoặc vô số lần trong đời. Cho dù là việc học cách đi bộ, tham gia lớp học thể dục, chơi một môn thể thao hay đơn giản chỉ là sự vụng về. Thâm tím là điều thường thấy nhất trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Đó là bởi vì chúng xuất hiện từ các mạch máu nhỏ bên dưới da nên rất dễ dàng bị chấn thương.
Khi bạn bị chấn thương, những mạch máu nhỏ này sẽ vỡ ra và rò rỉ máu. Khi trên da không có vết cắt hoặc vết đứt thì máu vẫn được giữ lại bên dưới bề mặt da gây ra vết bầm. Khi cơ thể hoạt động cơ chế tự chữa lành, lượng máu rò rỉ này sẽ được cơ thể tái hấp thu để lại trên da bạn những mảng xám hơi xanh hoặc tím đỏ tại vùng có vết thương.
Vết bầm tím thông thường sẽ tự biến mất nhưng tùy và kích thước và mức độ của tổn thương mà quá trình này sẽ phục hồi nhanh hay chậm.

Nguyên nhân thường gặp gây ra các vết bầm tím
- Chấn thương trong lúc chơi thể thao
- Chấn động đột ngột
- Chấn thương đầu
- Bong gân cơ
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc biệt là thuốc làm loãng máu
- Thuốc bổ sung
- Rối loạn chảy máu
- Thiếu hụt Vitamin
- Bệnh bạch cầu
- Thiếu máu
- Thiếu sắt
- Bệnh có liên quan đến gan
Vết bầm tím được chia thành 3 loại khác nhau, đó là:
- Vết thâm tím dưới da: Vết bầm này xuất hiện ngay bên dưới da
- Vết bầm tím trong cơ: Xảy ra bên trong các mô mềm của cơ
- Bầm tím do chấn động ảnh hưởng đến xương

Top 10 cách làm tan máu bầm hiệu quả mà bạn nên thử
Lăn đá lạnh
Chườm đá lạnh ngay sau khi bị thương để giảm lưu lượng máu xung quanh khu vực bị tổn thương do va đập. Cách này giúp làm mát các mạch máu và là giảm lượng máu rò rỉ ra các mô xung quanh để vết thâm tím không bị lan rộng và giảm sưng.
Bạn có thể dùng túi chườm đá tái sử dụng hoặc bọc đá trong vải và khăn bông. Chườm đá lên vết bầm trong 10 phút, đợi đến khi đá tan thì thay đã khác. Lặp lại cách này 3 lần và duy trì mỗi ngày một lần sau đó.

Chườm nóng
Ngoài chườm lạnh ra, bạn có thể thực hiện chườm nóng để đánh tan vết máu bầm. Cách làm này giúp thúc đẩy tuần hoàn và tăng lưu lượng máu lưu thông. Cách làm tan máu bầm này sẽ làm sạch máu bị kẹt lại trong các mô sau khi vết bầm hình thành. Chườm nóng cũng có thể giúp nới lỏng các cơ đang căng và giảm đau nhanh chóng. bạn có thể sử dụng đệm sưởi hoặc bình nước nóng để chườm. Ngâm mình trong bồn nước nóng cũng là một lựa chọn hiệu quả.

Nén vết thâm tím
Dùng băng thun chuyên dụng để quấn vùng bị thâm tím lại. Điều này sẽ ép các mô và ngăn ngừa mạch máu rò rỉ và lan rộng. Sử dụng băng ép có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm và giúp giảm sưng đau.
Nâng cao vị trí bị bầm tím
Nếu có thể, hãy nâng cao vùng bị bầm tím lên cao hơn tim. Điều này giúp giảm đau và thoát dịch ra khỏi vùng bị bầm tím. Độ cao cũng có thể giảm áp lực và độ nén rất có ích cho quá trình chữa lành vết thương.

Sử dụng thuốc mỡ có chiết xuất từ cây kim sa
Cây kim sa là một loại thảo mộc vi lượng đồng căn được cho là có tác dụng giảm viêm sưng, do đó nó đã trở thành phương pháp điều trị lý tưởng cho vết bầm tím. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy thuốc mỡ arnica giúp giảm vết bầm hiệu quả, bạn có thể dùng thuốc mỡ hoặc gel arnica bôi lên vết bầm vài lần mỗi ngày như một cách làm tan máu bầm hiệu quả.
Bổ sung Vitamin K
Vitamin K là một chất dinh dưỡng thiết yếu có chức năng làm đông máu. Các sản phẩm chăm sóc làm tan máu bầm chứa Vitamin K đã được chứng minh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím sau chấn thương. Để sử dụng hiệu quả phương pháp điều trị này, hãy nhẹ nhàng thoa kem Vitamin K lên vết thâm tím ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Nha Đam
Nha đam đã được chứng minh là có khả năng giảm đau và viêm sưng. Bạn có thể áp dụng ngay trên khu vực bị bầm tím. Hãy đảm bảo rằng gel nha đam bạn đang dùng là loại nguyên chất ít qua chế biến nhất có thể đồng thời kiểm tra bảng thành phần xem có kích ứng với chất phụ gia nào hay không?
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có đặc tính chống viêm và có thể sử dụng để thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết thương. Chúng có thể được tìm thấy trong gel trị thương, kem hoặc các loại huyết thanh. Hãy thoa đều đặn mỗi ngày để có kết quả điều trị tối ưu nhất. Bạn có thể dùng nó như một dạng chất bổ sung bằng cách ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu Vitamin C.

Cách làm tan máu bầm bằng cây hoa chuông
Cây hoa chuông là loài cây chuyên được sử dụng để chữa những loại bệnh ngoài và và viêm nhiễm. Cây hoa chuông đã được chứng minh có khả năng chữa bệnh và có thể sử dụng để điều trị các vết tím bầm. Có nhiều cách làm tan máu bầm từ cây hoa chuông như:
- Sử dụng kem cho thành phần là cây hoa chuông vài lần trong 1 ngày
- Chườm lên vết bầm tím bằng lá cây hoa chuông khô
- Ngân lá vào nước sôi 10 phút, lọc bỏ chất lỏng rồi quấn lá trong khăn vải. Áp dụng cho các vị trí bầm tìm trong cơ thể.
Dứa
Một cách làm tan máu bầm hữu hiệu mà đơn giản được nhiều người áp dụng nhất đó chính là bổ sung dứa bằng cách ăn hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị bầm tím. Bên trong dứa có Bromelain – Đây là hỗn hợp các enzyme có chức năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của các vết bầm tím và giảm viêm hiệu quả. bạn có thể ăn dứa hoặc bổ sung Bromelain từ các thực phẩm chức năng.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn một số cách làm tan máu bầm hiệu quả dễ áp dụng ngay tại nhà đồng thời cung cấp một số kiến thức cần thiết về dấu hiệu này của cơ thể. Nếu vết thâm tím có quá đau nhức hoặc có dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác định tình trạng tổn thương của cơ thể.